Cảnh Báo Bệnh Sởi:

Quý vị đã được bảo vệ chưa?  

Đi đến

Thông Tin Nhanh 

PDF

Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến con người. Đây có thể là một căn bệnh nghiêm trọng đối với người đang mang thai. Bệnh sởi gần như hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng vắc xin sởi-quai bị-rubella (MMR).  

Từ mứ thấp nhất mọi thời đại trong năm 2000, số ca mắc sởi trong những năm gần đây đã gia tăng. Hầu hết các ca bệnh được báo cáo hiện nay đều xảy ra ở những người chưa chích ngừa hoặc chưa chích ngừa đủ liều khi còn nhỏ.  

Sởi có thể là một căn bệnh nghiêm trọng đối với người đang mang thai. Những người mang thai mắc bệnh sởi có nhiều khả năng bị biến chứng sởi hơn, chẳng hạn như viêm phổi. Mắc bệnh sởi cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề thai kỳ như sinh non, nhẹ cân, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, thai chết lưu và sẩy thai.   

Dưới đây là những điều quý vị nên biết về bệnh sởi và cách bảo vệ bản thân và con mình.   

  • Bệnh sởi do một loại vi-rút dễ lây lan gây ra. Vi-rút có thể tồn tại trong không khí tới 2 giờ sau khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Chỉ cần một người nhiễm bệnh có thể lây nhiễm thêm cho 14 đến 18 ca bệnh sởi.

  • Phơi nhiễm với bệnh sởi có nghĩa là ở cùng phòng vào cùng thời điểm hoặc trong vòng 2 giờ với người mắc bệnh sởi.

  • Các triệu chứng bệnh sởi có thể bắt đầu từ 6 đến 21 ngày sau khi phơi nhiễm với vi-rút, mặc dù mức trung bình là 11 đến 12 ngày. Một người bệnh có thể bắt đầu truyền vi-rút sang người khác trước khi họ xuất hiện các triệu chứng.

    Nhiều người không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Khi có triệu chứng, các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện theo thứ tự sau:

    • Ngày 1 đến 2: Sốt, ho, sổ mũi và đau mắt có thể xảy ra. Có thể sốt rất cao (tăng đột ngột) đến 104 độ F hoặc cao hơn.

    • Ngày 3 đến 5: Phát ban bắt đầu trên mặt và lan xuống cổ, thân trên và dưới, cánh tay và chân. Có thể sốt rất cao đến 104 độ F hoặc cao hơn.

    • Ngày 6 đến 7: Phát ban bắt đầu mờ dần theo thứ tự xuất hiện.

    Các biến chứng của bệnh sởi xảy ra ở khoảng 3 trên 10 người và bao gồm nhiễm trùng tai, mù lòa, viêm phổi và viêm não. Ở Hoa Kỳ, tử vong do bệnh sởi rất hiếm nhưng có thể xảy ra. Ở các nước khác, tỷ lệ này lên tới 15%.

  • Người mang thai mắc bệnh sởi có nguy cơ cao bị viêm phổi, cần nhập viện và hỗ trợ hô hấp. Bệnh sởi cũng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, bao gồm sẩy thai, thai chết lưu, sinh nhẹ cân và sinh non.

  • Quý vị được bảo vệ tránh bệnh sởi nếu có hồ sơ bằng văn bản về một trong những điều sau đây:

    • Quý vị đã tiêm 2 liều vắc-xin phòng bệnh sởi khi còn nhỏ

    • Quý vị đã tiêm 1 liều vắc-xin phòng bệnh sởi khi trưởng thành

    • Quý vị từng bị bệnh sởi khi còn nhỏ Quý vị có kết quả xét nghiệm máu cho thấy miễn dịch với bệnh sởi

    • Quý vị sinh trước năm 1957

    Nếu quý vị không có hồ sơ bằng văn bản về một trong những điều trên, quý vị nên tiêm 1 liều vắc-xin MMR khi trưởng thành.

  • Vắc-xin MMR chứa vi-dút sởi sống, đã bị làm suy yếu. Người mang thai không nên tiêm MMR khi đang mang thai. Quý vị có thể tiêm vắc-xin MMR:

    • Trước khi mang thai và đợi ít nhất 4 tuần sau khi tiêm vắc-xin MMR rồi mới có thai

    • Bất kỳ lúc nào sau khi quý vị đã sinh con

    Tiêm vắc-xin khi đang cho con bú là an toàn. Các thành viên gia đình quý vị có thể tiêm vắc-xin MMR một cách an toàn; họ sẽ không truyền vi-rút cho quý vị.

    • Gọi điện cho chuyên gia y tế của quý vị. Họ sẽ hỏi xem quý vị có hồ sơ chích ngừa bằng văn bản hay không. Nếu không có, quý vị có thể xét nghiệm máu để xem quý vị có miễn dịch hay không.

    • Nếu quý vị có hồ sơ cho thấy đã chích ngừa hoặc kết quả xét nghiệm máu cho thấy quý vị miễn dịch thì không cần chăm sóc gì thêm. Quý vị được bảo vệ tránh bệnh sởi.

    • Nếu quý vị chưa được bảo vệ, quý vị có thể được cho dùng một loại thuốc gọi là globulin miễn dịch (IG) trong vòng 6 ngày kể từ khi phơi nhiễm với bệnh sởi. Thuốc này được dùng dạng tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

    • Nếu không mắc bệnh sởi, quý vị nên tiêm vắc xin MMR sau khi sinh con.

  • Không có cách chữa trị cụ thể cho bệnh sởi, do đó việc điều trị tập trung vào giảm nhẹ các triệu chứng và kiểm soát các biến chứng. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:  

    • Nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giúp cơ thể phục hồi  

    • Thuốc giảm đau hoặc hạ sốt, chẳng hạn như acetaminophen, để giảm sốt và khó chịu 

    • Thuốc kháng sinh nếu quý vị bị nhiễm trùng do vi khuẩn, như viêm phổi  

    • Liệu pháp ôxy và các phương pháp điều trị khác nếu quý vị gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như khó thở 

     Với trẻ em bị bệnh sởi, có thể sử dụng Vitamin A để giúp phục hồi nhanh hơn, nhưng điều quan trọng là phải dùng đúng liều lượng. Vitamin A liều cao có thể gây độc và phải được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

    Nếu quý vị đang mang thai thì việc điều trị bệnh sởi bằng Vitamin A sẽ không an toàn.  Liều cao, trên 10,000 đơn vị mỗi ngày, có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Không có thông tin rõ ràng về tác động của Vitamin A đến việc cho con bú, vì vậy hãy luôn trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào trong thời gian cho con bú.  

  • Có, quý vị có thể tiếp tục cho con bú nếu đã phơi nhiễm với vi-rút sởi hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh sởi.  Tuy nhiên, để giúp giảm nguy cơ lây nhiễm vi-rút cho em bé, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau: 

    • Đeo khẩu trang khi cho con bú hoặc tiếp xúc gần với em bé. 

    • Rửa tay thật sạch trước mỗi lần cho con bú. 

    • Hạn chế tiếp xúc da kề da với bé trong tối đa 3 ngày để giảm sự lây lan của vi khuẩn. 

    • Cân nhắc sử dụng máy hút sữa để hút sữa, sau đó có thể cho bé bú bằng bình. 


Hình ảnh sởi

Phát ban sởi sau 3 ngày. (CDC/PHL)

Phát ban sởi trên trẻ nhỏ. (iStock)

Thông tin nhanh 

  • Sởi là một bệnh truyền nhiễm rất cao có thể phòng ngừa được bằng vắc xin sởi-quai bị-rubella (MMR).  

  • Sởi có thể là một căn bệnh nghiêm trọng đối với người đang mang thai vì những người này có nhiều khả năng phát triển thành các biến chứng như viêm phổi. Bệnh sởi có thể gây ra các vấn đề thai kỳ như sinh non, nhẹ cân, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, thai chết lưu và sẩy thai. 

  • Vắc-xin MMR thường được tiêm khi còn nhỏ. Liều đầu tiên được tiêm khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và liều thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi.  

  • Những người lớn không chắc chắn về tình trạng chích ngừa của bản thân và không có hồ sơ bằng văn bản cho thấy họ đã tiêm vắc-xin hoặc không có bằng chứng bằng văn bản về khả năng miễn dịch nên tiêm vắc-xin. 

  • Vì MMR là vắc-xin sống nên không nên tiêm vắc-xin này khi đang mang thai. Những người tiêm vắc-xin MMR nên đợi ít nhất 4 tuần trước khi chuẩn bị mang thai.    

   

Cập Nhật Tháng Tư 2025 

Tài nguyên này được hỗ trợ bởi thỏa thuận hợp tác của Hiệp Hội Y Học Mẹ và Thai Nhi (SMFM) và Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) CDC-RFA-DD-23-0004 Tăng cường quan hệ đối tác để giải quyết các khuyết tật bẩm sinh, rối loạn ở trẻ sơ sinh và các tình trạng liên quan, cũng như sức khỏe của phụ nữ mang thai và sau sinh. Quan điểm do tác giả trình bày không nhất thiết phản ánh chính sách chính thức của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh cũng như không đại diện cho chứng thực của Chính phủ Hoa Kỳ.