Thai Kỳ và Tiêm Vắc-Xin COVID-19

Những Điều Cần Biết

 

Hiệp Hội Y Học Bà Mẹ-Thai Nhi (Society for Maternal-Fetal Medicine, SMFM), cùng với Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (Centers for Disease Control and Prevention, CDC) và các chuyên gia về thai kỳ khác, khuyến cáo phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, đang có ý định mang thai hoặc có thể sẽ mang thai trong tương lai, tiêm vắc-xin ngừa COVID-19.

Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 và các biến chứng liên quan đến COVID cho cả quý vị và con quý vị.

 

 

Phụ Nữ Mang Thai Có Thể Ốm Rất Nặng Nếu Bị Nhiễm COVID.

Trong 1.000 phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 sẽ có khoảng 1 đến 3 người sẽ mắc bệnh nặng (1, 2). So với những người không mang thai, những người mang thai nhiễm vi-rút COVID-19:

  • Có nguy cơ cần dịch vụ chăm sóc tại Phòng Chăm Sóc Tích Cực (Intensive Care Unit, ICU) cao hơn gấp 3 lần

  • Có nguy cơ cần hỗ trợ hồi sinh nâng cao và dùng ống thở cao hơn gấp 2 đến 3 lần

  • Tăng nhẹ nguy cơ tử vong do COVID-19

Nhiễm vi-rút COVID-19 cũng làm tăng nguy cơ khiến thai chết lưu và sinh non (3-5).

Dữ liệu cho thấy phụ nữ mang thai lớn tuổi; những người có bệnh từ trước, chẳng hạn như béo phì, tiểu đường và rối loạn nhịp tim; và những người Da Đen hoặc Latinh đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do COVID-19 cao hơn (3-5).

Tiêm Vắc-xin

Quý vị có thể tiêm vắc-xin bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Quý vị không cần phải đợi đến cuối thai kỳ mới tiêm vắc-xin.

Có ba loại vắc-xin ngừa COVID-19:

  • Vắc-xin Pfizer hai liều cho người từ 12 tuổi trở lên và vắc-xin liều thấp hơn cho người từ 5 đến 11 tuổi (cũng tiêm hai liều). Liều thứ hai tiêm sau liều đầu tiên 21 ngày (6).

  • Vắc-xin Moderna hai liều cho người từ 18 tuổi trở lên. Liều thứ hai tiêm sau liều đầu tiên 28 ngày (6).

  • Vắc-xin Johnson & Johnson một liều cho người từ 18 tuổi trở lên (7).

CDC khuyến nghị mọi người nên ưu tiên tiêm vắc-xin mRNA (Pfizer hoặc Moderna) hơn vắc-xin Johnson & Johnson. Lý do đưa ra khuyến nghị này là vì:

  • Vắc-xin mRNA có hiệu quả vượt trội chống lại các biến thể COVID-19 gần dây

  • Vắc-xin Johnson & Johnson có liên quan đến một tác dụng phụ rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng (cục máu đông)

  • Vắc-xin mRNA có nguồn cung lớn tại Hoa Kỳ

Bất kỳ ai không muốn hoặc không thể tiêm vắc-xin mRNA vẫn có thể tiêm vắc-xin Johnson & Johnson (8).

Tại Sao Nên Tiêm Vắc-Xin?

Nếu quý vị đang mang thai hoặc có ý định có thai và đang nghĩ đến việc tiêm vắc-xin, hãy cân nhắc trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị về loại vắc-xin. Để giúp quý vị đưa ra quyết định, quý vị có thể xem xét các điểm chính sau:

Tác Dụng của Vắc-Xin

Vắc-xin có thể giúp bảo vệ quý vị khỏi bệnh nặng và phải nhập viện nếu quý vị nhiễm COVID-19. Với vắc-xin hai liều, quý vị cần tiêm cả hai liều và một mũi tăng cường để vắc-xin phát huy hiệu quả tối đa.

Tiêm Vắc-Xin Có Thể Giúp Bảo Vệ Con của Quý Vị

Tiêm vắc-xin khi đang mang thai có thể giúp quý vị truyền kháng thể kháng COVID-19 cho con quý vị. Trong nhiều nghiên cứu ở các bà mẹ đã tiêm vắc-xin, kết quả cho thấy trong máu cuống rốn của trẻ sơ sinh và trong sữa mẹ có kháng thể (9-19).

Vắc-Xin Không Truyền Qua Nhau Thai Hoặc Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Sản Trong Tương Lai

Các vắc-xin COVID-19 hiện tại không phải là vắc-xin sống. Các loại vắc-xin không truyền qua nhau thai vì cơ ở chỗ tiêm sẽ nhanh chóng phá vỡ vắc-xin. Các kháng thể mà cơ thể quý vị tạo ra để phản ứng với vắc-xin sẽ truyền qua nhau thai và bảo vệ con quý vị khỏi COVID-19 sau khi sinh.

Không có bằng chứng nào cho thấy vắc-xin ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai.

Còn Về Tác Dụng Phụ Thì Sao?

Các tác dụng phụ có thể xảy ra trong 3 ngày đầu sau khi tiêm vắc-xin (6). Các tác dụng phụ này bao gồm sốt nhẹ đến vừa, đau đầu và đau cơ. Các tác dụng phụ có thể diễn biến nặng hơn sau liều thứ hai của vắc-xin Pfizer và Moderna (1, 20). Cần tránh bị sốt khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Các chuyên gia khuyến cáo những người mang thai đã tiêm vắc-xin và bị sốt nên uống thuốc acetaminophen (Tylenol). Thuốc này an toàn để sử dụng trong suốt thai kỳ và không ảnh hưởng đến tác dụng của vắc-xin.

CDC, cùng với các đối tác liên bang khác, sẽ theo dõi các phản ứng phụ nghiêm trọng đối với những người đã tiêm vắc-xin (21). Quý vị có thể hỗ trợ nỗ lực này bằng cách đăng ký v-safe, một chương trình theo dõi những người đã tiêm vắc-xin. Chưa từng xảy ra vấn đề ngoài ý muốn trong thai kỳ hoặc đối với thai nhi. Không có báo cáo nào về việc tăng nguy cơ sẩy thai, các vấn đề về phát triển hoặc dị tật bẩm sinh (21, 22).

 

Ghi Danh V-Safe

Chương trình kiểm tra sức khỏe sau khi tiêm phòng v-safe cho phép CDC liên lạc với quý vị sau khi tiêm vắc-xin. Khi đăng ký, quý vị có thể cho biết quý vị đang mang thai. Khi quý vị thông báo, vui lòng dự kiến trước những điều sau:

  • Có thể sẽ có người từ chương trình v-safe gọi cho quý vị để đặt những câu hỏi ban đầu và tìm hiểu thêm thông tin.

  • Quý vị có thể được yêu cầu ghi danh vào sổ tiêm vắc-xin khi mang thai, hiện đang thu thập thông tin về mọi tác dụng của vắc-xin trong thai kỳ. Đây là một phương thức tuyệt vời để giúp các nhà khoa học theo dõi tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin.

This translation was supported by the American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG) and the Centers for Disease Control and Prevention (CDC) of the U.S. Department of Health and Human Services (HHS) as a part of a financial assistance award totaling $15,000 with 100 percent funded by ACOG and CDC/HHS. The contents are those of the author(s) and do not necessarily represent the official views of, nor an endorsement, by ACOG, CDC/HHS, or the U.S. Government.

 

Tài Liệu Tham Khảo

1. FDA Briefing Document. Moderna COVID-19 Vaccine. 2020  Accessed  2020, Dec 18; Available from: https://www.fda.gov/media/144434/download

2. Ellington S, Strid P, Tong VT, Woodworth K, Galang RR, Zambrano LD, et al. Characteristics of Women of Reproductive Age with Laboratory-Confirmed SARS-CoV-2 Infection by Pregnancy Status - United States, January 22-June 7, 2020. MMWR Morbidity and mortality weekly report 2020 Jun 26;69(25):769-75.

3. Zambrano LD, Ellington S, Strid P, Galang RR, Oduyebo T, Tong VT, et al. Update: Characteristics of Symptomatic Women of Reproductive Age with Laboratory-Confirmed SARS-CoV-2 Infection by Pregnancy Status - United States, January 22-October 3, 2020. MMWR Morbidity and mortality weekly report 2020 Nov 6;69(44):1641-7.

4. Panagiotakopoulos L, Myers TR, Gee J, Lipkind HS, Kharbanda EO, Ryan DS, et al. SARS-CoV-2 Infection Among Hospitalized Pregnant Women: Reasons for Admission and Pregnancy Characteristics - Eight U.S. Health Care Centers, March 1-May 30, 2020. MMWR Morbidity and mortality weekly report 2020 Sep 23;69(38):1355-9.

5. Delahoy MJ, Whitaker M, O'Halloran A, Chai SJ, Kirley PD, Alden N, et al. Characteristics and Maternal and Birth Outcomes of Hospitalized Pregnant Women with Laboratory-Confirmed COVID-19 - COVID-NET, 13 States, March 1-August 22, 2020. MMWR Morbidity and mortality weekly report 2020 Sep 25;69(38):1347-54.1.

6. Oliver SE, Gargano JW, Marin M, Wallace M, Curran KG, Chamberland M, et al. The Advisory Committee on Immunization Practices’ Interim Recommendation for Use of Pfizer-BioNTech COVID-19 Vaccine — United States, December 2020. MMWR Morbidity and Mortality Weekly Report 2020;69.

7. FDA Briefing Document. Janssen Ad26.COV2.S Vaccine for the Prevention of COVID-19. 2021  Accessed  Mar 5, 2021; Available from: https://www.fda.gov/media/146217/download

8. Centers for Disease Control and Prevention. CDC endorses ACIP's updated COVID-19 vaccine recommendations. 2021.

9. Flannery DD, Gouma S, Dhudasia MB, Mukhopadhyay S, Pfeifer MR, Woodford EC, et al. Assessment of Maternal and Neonatal Cord Blood SARS-CoV-2 Antibodies and Placental Transfer Ratios. JAMA pediatrics 2021 2021.

10. Beharier O, Plitman Mayo R, Raz T, Nahum Sacks K, Schreiber L, Suissa-Cohen Y, et al. Efficient maternal to neonatal transfer of antibodies against SARS-CoV-2 and BNT162b2 mRNA COVID-19 vaccine. J Clin Invest 2021 Jul 1;131(13).

11. Douxfils J, Gillot C, De Gottal É, Vandervinne S, Bayart JL, Dogné JM, et al. Efficient Maternal to Neonate Transfer of Neutralizing Antibodies after SARS-CoV-2 Vaccination with BNT162b2: A Case-Report and Discussion of the Literature. Vaccines (Basel) 2021 Aug 15;9(8).

12. Zdanowski W, Waśniewski T. Evaluation of SARS-CoV-2 Spike Protein Antibody Titers in Cord Blood after COVID-19 Vaccination during Pregnancy in Polish Healthcare Workers: Preliminary Results. Vaccines (Basel) 2021 Jun 19;9(6).

13. Charepe N, Gonçalves J, Juliano AM, Lopes DG, Canhão H, Soares H, et al. COVID-19 mRNA vaccine and antibody response in lactating women: a prospective cohort study. BMC pregnancy and childbirth 2021 Sep 17;21(1):632.

14. Juncker HG, Mulleners SJ, van Gils MJ, de Groot CJM, Pajkrt D, Korosi A, et al. The Levels of SARS-CoV-2 Specific Antibodies in Human Milk Following Vaccination. J Hum Lact 2021 Aug;37(3):477-84.

15. Nir O, Schwartz A, Toussia-Cohen S, Leibovitch L, Strauss T, Asraf K, et al. Maternal-neonatal transfer of SARS-CoV-2 immunoglobulin G antibodies among parturient women treated with BNT162b2 messenger RNA vaccine during pregnancy. Am J Obstet Gynecol MFM 2021 Sep 20;4(1):100492.

16. Perl SH, Uzan-Yulzari A, Klainer H, Asiskovich L, Youngster M, Rinott E, et al. SARS-CoV-2-Specific Antibodies in Breast Milk After COVID-19 Vaccination of Breastfeeding Women. Jama 2021 May 18;325(19):2013-4.

17. Romero Ramírez DS, Lara Pérez MM, Carretero Pérez M, Suárez Hernández MI, Martín Pulido S, Pera Villacampa L, et al. SARS-CoV-2 Antibodies in Breast Milk After Vaccination. Pediatrics 2021 Aug 18.

18. Valcarce V, Stafford LS, Neu J, Cacho N, Parker L, Mueller M, et al. Detection of SARS-CoV-2-Specific IgA in the Human Milk of COVID-19 Vaccinated Lactating Health Care Workers. Breastfeed Med 2021 Aug 20.

19. Centers for Disease Control and Prevention. v-safe and Registry Monitoring people who report pregnancy. 2021  Accessed  July 1, 2021; Available from: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/safety/vsafepregnancyregistry.html

20. PFIZER-BIONTECH COVID-19 VACCINE [package insert] New York: Pfizer and Mainz, German: Biontech;2020.

21. Shimabukuro TT, Kim SY, Myers TR, Moro PL, Oduyebo T, Panagiotakopoulos L, et al. Preliminary Findings of mRNA Covid-19 Vaccine Safety in Pregnant Persons. The New England journal of medicine 2021 Jun 17;384(24):2273-82.

22. Lipkind HS, Vazquez-Benitez G, DeSilva M, Vesco KK, Ackerman-Banks C, Zhu J, et al. Receipt of COVID-19 Vaccine During Pregnancy and Preterm or Small-for-Gestational-Age at Birth - Eight Integrated Health Care Organizations, United States, December 15, 2020-July 22, 2021. MMWR Morbidity and mortality weekly report 2022 Jan 7;71(1):26-30.